Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bí quyết 4: Tôn trọng

Bí quyết 4: Tôn trọng

Bí quyết 4: Tôn trọng

‘Phải bỏ khỏi anh em sự... kêu-rêu, mắng-nhiếc’. —Ê-phê-sô 4:31.

Điều này có nghĩa gì? Gia đình hạnh phúc hoặc có vấn đề đều xảy ra bất đồng. Nhưng gia đình hạnh phúc giải quyết những mối bất hòa, họ không mỉa mai, lăng mạ hoặc sỉ nhục nhau. Các thành viên trong gia đình cư xử với nhau theo cách mà họ muốn người khác đối xử với mình.—Ma-thi-ơ 7:12.

Tại sao quan trọng? Lời nói có thể trở thành vũ khí gây tổn thương. Câu châm ngôn trong Kinh Thánh nói: “Thà ở nơi vắng-vẻ, hơn là ở với một người đàn-bà hay tranh-cạnh và nóng-giận” (Châm-ngôn 21:19). Dĩ nhiên, câu này cũng nói đến người đàn ông có lời cay nghiệt. Với cha mẹ, Kinh Thánh khuyên: “Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con-cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng” (Cô-lô-se 3:21). Nếu con trẻ luôn bị mắng nhiếc, chúng sẽ cảm thấy không thể làm hài lòng cha mẹ. Thậm chí, chúng không muốn cố gắng làm điều đó nữa.

Thử trắc nghiệm. Bạn tôn trọng gia đình đến mức nào bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

Trong gia đình tôi, những mối bất đồng thường có kết cuộc là một người giận dữ bỏ đi không?

Khi nói chuyện với người hôn phối và các con, tôi có thường dùng những lời lăng mạ như “đồ ngốc”, “đồ ngu” hay lời tương tự khác không?

Tôi có lớn lên trong một môi trường luôn nói những lời tục tĩu không?

Hãy quyết tâm. Nghĩ đến một hoặc hai cách nói chứng tỏ bạn tôn trọng người khác. (Gợi ý: Thay vì nói: “Anh không bao giờ quan tâm đến em”, người vợ có thể nói: “Em cảm thấy buồn vì không được anh quan tâm”).

Tại sao không cho người hôn phối biết suy nghĩ của bạn? Trong ba tháng, hỏi người hôn phối xem bạn đã tiến bộ ra sao.

Hãy nghĩ một số cách giúp bạn tránh nói lời tục tĩu khi trò chuyện với con.

Tại sao không xin lỗi con về những lần bạn nói lời cay nghiệt hay sỉ nhục?

[Hình nơi trang 6]

Sóng biển có thể làm xói mòn đá, lời gây tổn thương dần hủy hoại hạnh phúc gia đình