Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Một báu vật hoang dại

Một báu vật hoang dại

Một báu vật hoang dại

NƠI SA MẠC KHÔ CẰN ít khi mưa của Phi Châu, có mọc loài hoa quý—hoa hồng sa mạc. Hình dáng thanh tú với những cành xoắn lại, loại cây này chậm phát triển và theo như người ta nói, nó sống hàng trăm năm. Thân cây hình bầu và rễ có tác dụng làm nguồn dự trữ nước, khiến cây có thể nảy nở trong môi trường khô cằn, khó sống.

Rễ, hạt và nhựa màu trắng đục của loại cây mọng nước này chứa một chất độc chết người. Chất rút ra từ hạt dùng làm thuốc độc tẩm lên đầu mũi tên, và ngư dân địa phương ném cành của cây xuống nước làm cho cá đờ đẫn để dễ bắt. Ngoài ra, người chăn gia súc dùng các phần của cây để chế chất độc giết bọ chét và rận bám vào lạc đà và trâu bò của họ. Lạ thay, dù cây có chứa chất độc làm chết người, thú rừng ăn lá cây này lại không hề hấn gì.

Nhưng làm sao cây hoa hồng sa mạc đầy chất độc lại được gọi là báu vật? Cành đầy những chùm hoa thanh nhã, cây hoa hồng sa mạc trông thật đẹp mắt, với nhiều màu sắc rực rỡ từ hồng tươi đến đỏ thẫm. Khi đất khô và không màu sắc, báu vật hoang dại và xinh đẹp này trổ vô số hoa sáng rực dưới ánh mặt trời.

Vẻ đẹp kỳ lạ như thế trong sa mạc nhắc ta nhớ đến thời kỳ khi “đồng vắng và đất khô-hạn sẽ vui-vẻ; nơi sa-mạc sẽ mừng-rỡ, và trổ hoa như bông hường”. (Ê-sai 35:1) Lời hứa thú vị này quả thật sẽ thành hiện thực dưới sự cai trị sắp đến của Nước Đức Chúa Trời. Lúc ấy toàn thể trái đất sẽ “mừng-rỡ”, không phải chỉ trở thành một địa đàng xinh đẹp mà còn là một nơi hòa bình cho cả nhân loại.—Thi-thiên 37:11, 29; Ê-sai 35:6, 7.

[Nguồn hình ảnh nơi trang 31]

© Mary Ann McDonald