Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Nơi ẩn trú cuối cùng cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng

Nơi ẩn trú cuối cùng cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng

Nơi ẩn trú cuối cùng cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng

BIÊN TẬP VIÊN TỈNH THỨC! Ở TÂY BAN NHA

Các loài thực vật và động vật trên khắp thế giới ngày càng bị đe dọa. Một số nhà khoa học ước tính mỗi năm có hàng ngàn loài bị tuyệt chủng. Đáng mừng thay, các dãy núi là nơi ẩn trú quý báu cho nhiều loài thực vật và động vật mà có thời đã sinh sôi nảy nở khắp một vùng rộng lớn. Dù thế, ngay cả ở những nơi trú ẩn cuối cùng này, chúng vẫn bị đe dọa bởi con người và nạn ô nhiễm. Có lẽ không nơi nào chứng thực điều này rõ như ở châu Âu, một trong những nơi có dân cư đông đúc nhất thế giới.

Trong dãy Pyrenees, dãy núi nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha, một số công viên quốc gia được thành lập để bảo vệ các loài thực vật và động vật của vùng. Đến đây, du khách có dịp nhìn thấy nơi ẩn trú cuối cùng của nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta hãy cùng tham quan các khu bảo tồn này.

Một số loài đang lâm nguy

Hoa. Trong số những loài hoa dại xinh đẹp nhất, có những loài sống ở độ cao 1.500m. Các loài hoa long đởm, tên khoa học là Gentiana nivalis Gentiana clussii có hình loa kèn (1), với cánh hoa màu lam sáng nở rộ như tấm thảm phủ đầy các sườn núi, ở độ cao các loài cây khác không sống được. Xa xa, dưới sườn đồi là vườn lan hài vệ nữ (2) đang khoe sắc giữa sự bao bọc của rừng sồi vững chắc. Mỗi năm, có hàng trăm du khách yêu thiên nhiên đến chiêm ngưỡng vườn lan này. Vì lượng khách như thế, các nhân viên kiểm lâm thường phải trực 14 giờ một ngày để bảo vệ những nhánh lan quý hiếm, không để du khách nhổ hoặc làm hư hại cây.

Bướm. Ở vùng núi cao hoang sơ, những cánh đồng hoa dại là nơi trú náu của nhiều loài bướm sặc sỡ. Loài bướm lớn có tên bướm phượng Apollo (3) với đôi cánh chấm đỏ rực rỡ nhẹ nhàng bay giữa những bụi cây dại. Những chú bướm xanh và bướm da đồng (4), thuộc họ Lycaenidae, thì bận rộn ghé thăm những loài hoa nhỏ hơn. Bướm vẽ Vanessa cardui, và bướm Aglais urticae với đôi cánh có màu giống mai đồi mồi nhanh nhẹn bay qua bay lại trên các triền núi cao.

Loài thú. Có nhiều loài thú lớn một thời sinh sống khắp châu Âu. Một số loài bị săn bắn đến mức gần như tuyệt chủng. Chó sói, gấu, linh miêu (5), bò rừng bison, sơn dương và dê núi (6) giờ đây chỉ còn sống ở vài dãy núi hoặc ở mãi tận phía bắc. Những loài thú oai vệ sống ở các khu bảo tồn thuộc dãy Pyrenees cho chúng ta một bức tranh sống động về đời sống hoang dã từng có tại các dãy núi này. Một số du khách đã ngẫm nghĩ không biết tương lai của những loài động vật hiếm hoi này rồi sẽ về đâu.

Chúng ta có lý do để tin chắc rằng Đấng Tạo Hóa là Đức Giê-hô-va quan tâm đến các loài vật hoang dã sống trên núi vì “những đỉnh núi cũng thuộc về Ngài” (Thi-thiên 95:4). Qua một bài Thi-thiên, chính Đức Chúa Trời cho biết: “Tất cả thú rừng thuộc về Ta, cũng như muông thú trên ngàn đồi. Ta quen biết từng con chim trên các núi” (Thi-thiên 50:10, 11, Bản Diễn Ý). Lòng quan tâm của Đức Giê-hô-va đối với trái đất và muôn vật là cơ sở để tin rằng Ngài sẽ không bao giờ để muông thú trên núi bị tuyệt chủng.

[Các hình nơi trang 24, 25]

1 Gentiana clussii có hình loa kèn

2 Lan hài vệ nữ

3 Bướm phượng Apollo

4 Bướm da đồng

5 Linh miêu

6 Dê núi

[Nguồn tư liệu nơi trang 25]

La Cuniacha