Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Ðền thờ tại Giê-ru-sa-lem có được tái thiết sau năm 70 CN?

Về đền thờ của Ðức Giê-hô-va, Chúa Giê-su báo trước rằng “sẽ không có khối đá nào nằm trên khối đá khác mà không bị phá đổ”. Lời tiên tri này được ứng nghiệm khi đội quân La Mã, dưới sự chỉ huy của tướng Titus, hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem vào năm 70 CN (Mat 24:2). Sau này, hoàng đế Julian có dự định tái thiết đền thờ.

Julian được xem là hoàng đế ngoại giáo cuối cùng của đế quốc La Mã. Ông là cháu của Constantine Ðại đế và được giáo dục theo Ki-tô giáo. Tuy nhiên, khi trở thành hoàng đế vào năm 361 CN, ông công khai bác bỏ những điều mình được dạy để theo ngoại giáo. Sử sách gọi ông là “Julian Kẻ bội giáo”.

Julian ghét Ki-tô giáo. Có lẽ một lý do khiến ông cảm thấy như thế là vì khi ông sáu tuổi, những tín đồ Ki-tô giáo đã giết cha ông cùng một số người bà con khác. Theo những sử gia chuyên nghiên cứu về Ki-tô giáo, Julian đã khuyến khích người Do Thái tái thiết đền thờ vì cho rằng điều này sẽ chứng tỏ Chúa Giê-su là tiên tri giả *.

Các sử gia đồng ý rằng Julian có dự định tái thiết đền thờ, nhưng ông có khởi sự công việc này hay không thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là chưa đầy hai năm sau khi nắm quyền, Julian bị giết và dự án đó cũng ra đi với ông.

Ðịa điểm mà đền thờ từng tọa lạc. Màu xanh là mô hình của đền thờ vào thời Chúa Giê-su

^ đ. 5 Chúa Giê-su không nói rằng đền thờ sẽ không bao giờ được tái thiết. Ngài nói đền thờ sẽ bị hủy diệt. Ðiều này quả đã xảy ra vào năm 70 CN.