BÀI TRANG BÌA
Hy vọng cho người vô gia cư và người nghèo
Ông Joe là cựu chiến binh ở Hoa Kỳ. Những bi kịch xảy ra cho ông và gia đình đã khiến ông trở thành người vô gia cư trong khoảng 18 năm. Vào năm nọ, ông bắt đầu đến thăm thư viện địa phương, đôi khi ông trò chuyện với người thủ thư ở đấy. Nhờ những cuộc nói chuyện ấy mà cuộc đời ông đã thay đổi.
Anh Martín, một thanh niên ở Argentina, cảm thấy trống rỗng về tâm linh. Đối với anh, cuộc sống dường như không có mục đích. Để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời, anh đã bỏ nhà ra đi và sống trên bãi biển. Nhưng thay vì tìm được lời giải đáp, anh bị trầm cảm nặng. Mắt đẫm lệ, anh nài xin Thượng Đế: “Nếu ngài hiện hữu, xin giúp con tìm được ngài”. Kết quả thế nào? Chúng ta sẽ thấy.
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta lâm vào cảnh vô gia cư. Một số người, như ông Joe, trải qua những bi kịch cá nhân. Những người khác, như anh Martín, không muốn sống đời “bình thường”, một lối sống vô nghĩa diễn ra thường ngày. Còn những người vô gia cư khác là do nghèo nàn, thảm họa thiên nhiên, bạo hành gia đình, lạm dụng ma túy hoặc rượu bia, bệnh tâm thần, thất nghiệp, thiếu nhà giá rẻ.
Có một thời người ta nghĩ rằng những nước đang phát triển hoặc bị ảnh hưởng nặng nề vì chiến tranh và suy thoái về kinh tế mới bị nạn vô gia cư. Nhưng theo như lời của giáo sư tâm lý học Paul Toro thì vô gia cư “trở thành một vấn nạn chính yếu của xã hội trong hầu hết các nước đã phát triển”. * Yếu tố góp phần gây ra nạn vô gia cư có lẽ do khoảng cách bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn cũng như chính sách của chính phủ liên quan đến việc hỗ trợ những gia đình có thu nhập thấp.
Nhiều người lo lắng về tương lai. Tuy nhiên, một số người bớt lo âu khi xem xét những gì Kinh Thánh nói về tương lai. Đề tài này sẽ thảo luận sau. Kinh Thánh cũng giúp chúng ta ngay bây giờ qua việc cung cấp những nguyên tắc đúng đắn để chúng ta áp dụng, những
nguyên tắc giúp chúng ta cải thiện sự ổn định về mặt tài chính và sức khỏe tinh thần, như ông Joe và anh Martín đã khám phá.KINH THÁNH THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG ÔNG JOE
Chị Cindi thường gặp ông Joe trong thư viện nơi chị làm việc. Chị nhận xét: “Bác Joe có vẻ thông minh, lịch sự và khiêm tốn”. Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chị tặng ông các tạp chí Tháp Canh và Tỉnh Thức! và mời ông tham dự buổi họp của tín đồ đạo Đấng Ki-tô. Ở đấy, ông được mọi người đối xử tử tế và tôn trọng nên đã bắt đầu tham dự đều đặn. Ông cũng đồng ý tìm hiểu Kinh Thánh với một anh trong hội thánh.
Việc tìm hiểu Kinh Thánh đã giúp ông Joe có lòng tự trọng
Ông Joe được an ủi rất nhiều trước những gì mình học và bắt đầu áp dụng sự dạy dỗ của Kinh Thánh, dù làm thế có nghĩa là ông phải thay đổi nhiều. Chẳng hạn, ông biết rằng sự sống là món quà đến từ Đức Chúa Trời nên phải trân trọng. Ông cũng hiểu việc hút thuốc lá làm thân thể ô uế (Thi-thiên 36:9). Vì vậy, ông bỏ hút thuốc để sống phù hợp với nguyên tắc được nêu nơi 2 Cô-rinh-tô 7:1: “Chúng ta hãy tẩy mình cho sạch khỏi mọi sự ô uế về thể xác”. Dĩ nhiên nhờ quyết định như thế mà ông Joe không những có sức khỏe tốt hơn mà còn tiết kiệm được tiền.
Ghi nhớ lời Kinh Thánh khuyên là nên chu cấp cho bản thân, ông Joe bắt đầu tìm việc làm (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:11, 12). * Truyền-đạo 2:24 viết: “Chẳng gì tốt cho người hơn là ăn, uống, khiến linh-hồn mình hưởng phước của lao-khổ mình”. Nhờ có lòng tự trọng mà chúng ta mới hưởng được phước, tức niềm vui đến từ công việc lương thiện giúp nâng cao phẩm giá. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể giúp đỡ người thiếu thốn.—Ê-phê-sô 4:28.
Vì ông Joe thành thật nên chị Cindi nói: “Hội thánh yêu mến bác và một số anh chị em giúp bác làm đơn xin trợ cấp nhà và những điều khác mà bác đáng được hưởng”. Ông Joe tiếp tục tiến bộ trong việc tìm hiểu và áp dụng Kinh Thánh. Ông đã làm báp-têm để trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va. Giờ đây, dựa vào kinh nghiệm bản thân, ông Joe khuyến khích người khác tìm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.—Châm-ngôn 3:13, 14.
ANH MARTÍN TÌM ĐƯỢC MỤC ĐÍCH ĐỜI SỐNG
Năm 20 tuổi, anh Martín bắt đầu tìm kiếm mục đích đời sống. Anh nói: “Tôi tìm hiểu các tôn giáo, triết học và dùng ma túy, hy vọng lấp đầy nỗi trống rỗng trong tâm hồn nhưng vô ích”. Anh sống ở bang California thuộc Hoa Kỳ trong một thời gian, sau đó chuyển đến Hawaii. Anh nhớ lại: “Tôi tưởng mình tìm được thiên đàng”. Nhưng cảnh đẹp không khỏa lấp được nỗi trống rỗng. Anh nhớ lại: “Tôi trầm cảm đến nỗi dự định tự tử”. Đó chính là lúc anh khóc nức nở và nài xin Đức Chúa Trời: “Nếu ngài hiện hữu, xin giúp con tìm được ngài”.
Giờ đây anh Martín có quan điểm lạc quan về cuộc đời
Anh Martín nhớ lại anh từng thấy một tấm bảng đề “Phòng Nước Trời của Nhân Chứng Giê-hô-va”. Anh quyết định đến đó để tham dự một buổi họp của tín đồ đạo Đấng Ki-tô. Anh nói: “Tôi bước vào với mái tóc để dài, râu ria xồm xoàm, mặc bộ đồ trong nhiều tháng. Dù vậy, tôi vẫn được chào đón niềm nở”. Anh Martín nhận lời mời tìm hiểu Kinh Thánh và thường xuyên đi bộ từ “nhà” ở bãi biển đến quảng trường để học Kinh Thánh.
Cuối cùng, anh Martín bắt đầu tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho các thắc mắc của mình. Kết quả là chứng trầm cảm của anh được cải thiện và cảm nghiệm được niềm vui mà Chúa Giê-su đã nói: “Hạnh phúc thay những ai nhận biết mình cần sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời”.—Ma-thi-ơ 5:3.
“Dân địa phương kinh ngạc trước sự thay đổi của tôi”
Không lâu sau, nhờ áp dụng cùng nguyên tắc Kinh Thánh như ông Joe được đề cập ở trên, nên anh Martín có quan điểm mới về đời sống và anh có thể kiểm soát được đời mình. Anh Martín quan tâm nhiều hơn đến ngoại diện, và với sự giúp đỡ của Nhân Chứng, anh đã tìm được việc làm và có nhà ở. Anh bộc bạch: “Trước kia, người ta biết tôi là người vô gia cư tại quảng trường, nhưng giờ đây dân địa phương kinh ngạc trước sự thay đổi của tôi”.
Sau đó, anh Martín trở về Argentina và làm báp-têm để trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va. Giờ đây, anh quý trọng đặc ân giúp những người có nhu cầu tâm linh tìm được lời giải đáp quan trọng của đời sống.
TÌNH TRẠNG VÔ GIA CƯ, NGHÈO KHỔ SẼ KHÔNG CÒN NỮA
Giê-rê-mi, một tôi tớ thời xưa của Đức Chúa Trời, đã sống qua thời kỳ vô cùng gian nan. Kẻ thù tàn ác xâm chiếm quê hương ông, bắt nhiều người đi lưu đày và làm nô lệ (Ca-thương 1:3). Dù không lâm vào tình cảnh như các đồng hương, nhưng Giê-rê-mi hầu như mất tất cả. Trong nỗi tuyệt vọng, ông cầu nguyện: “Xin nhớ đến nỗi khốn cùng của con, và cuộc đời con vất vưởng”.—Ca-thương 3:19, Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Dù đau khổ nhưng Giê-rê-mi không chịu khuất phục trước nỗi tuyệt vọng. Tại sao? Giê-rê-mi 1:8). Ngoài ra, ông nghiên cứu Kinh Thánh và biết được rằng sẽ có một thời kỳ không còn nghèo nàn và đau khổ nữa, nhưng được thay thế bằng môi trường hòa bình và an ninh thật sự.—Thi-thiên 37:10, 11.
Vì ông biết Đức Giê-hô-va không bỏ rơi ông (Chính phủ hoàn hảo được gọi là Nước của Đức Chúa Trời sẽ thực hiện những điều kể trên, chứ không phải do nỗ lực của con người (Đa-ni-ên 7:13, 14). Vua của Nước ấy không ai khác hơn là Chúa Giê-su. Khi làm người trên đất, ngài đã thể hiện lòng trắc ẩn sâu xa đối với người nghèo (Lu-ca 7:22; 14:13). Dưới sự cai trị của ngài, “người công-bình sẽ hưng-thịnh, cũng sẽ có bình-an dư-dật... Người sẽ giải kẻ thiếu-thốn khi nó kêu-cầu, và cứu người khốn-cùng không có ai giúp-đỡ. Người sẽ chuộc linh-hồn họ khỏi sự hà-hiếp và sự hung-bạo”.—Thi-thiên 72:7, 12, 14.
‘Họ sẽ xây nhà và ở’.—Ê-sai 65:21
Khi dạy dỗ, Chúa Giê-su tập trung vào Nước của Đức Chúa Trời (Lu-ca 4:43). Thậm chí ngài dạy người ta cầu nguyện: “Xin Nước Cha được đến, ý Cha được thực hiện ở trên trời cũng như dưới đất” (Ma-thi-ơ 6:9, 10). Đời sống trên đất sẽ ra sao khi Nước Đức Chúa Trời nắm toàn quyền kiểm soát? Kinh Thánh cho chúng ta thấy trước những hình ảnh tuyệt diệu. Chẳng hạn, Kinh Thánh nói về thần dân của Nước Đức Chúa Trời:
-
“Dân ta sẽ xây nhà và ở, trồng vườn nho và ăn trái. Họ chẳng xây nhà cho người khác ở, chẳng trồng vườn nho cho người khác ăn... Những kẻ lựa-chọn của ta sẽ hằng hưởng công-việc tay mình làm”.—Ê-sai 65:21, 22.
-
“Ai nấy sẽ ngồi dưới cây nho mình và dưới cây vả mình, không ai làm cho lo-sợ; vì miệng Đức Giê-hô-va vạn-quân đã phán”.—Mi-chê 4:4.
Hy vọng chắc chắn ấy có thể giúp chúng ta lên tinh thần dù gặp thử thách. Như ông Joe, anh Martín và nhiều người khác, các nguyên tắc Kinh Thánh cũng giúp chúng ta sống có ý nghĩa và thỏa nguyện ngay từ bây giờ. Thật vậy, Đấng Tạo Hóa là Giê-hô-va Đức Chúa Trời đảm bảo với chúng ta: “Ai khứng nghe ta ắt sẽ ở an-nhiên vô-sự, được bình-tịnh, không sợ tai-họa nào” (Châm-ngôn 1:33). Mong sao những lời này là đúng với cuộc đời bạn!
^ đ. 6 Vì sự xung đột, bạo lực hoặc ngược đãi mà hàng triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa, trở thành người tị nạn ở nước khác hoặc thậm chí trong chính quốc gia mình.
^ đ. 11 Một số người muốn làm việc nhưng không thể, có lẽ vì tật nguyền, sức khỏe kém hoặc tuổi già. Đức Chúa Trời không chấp nhận những người “không chịu làm việc”.—2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:10.