CHƯƠNG MƯỜI BẢY
Hãy đến gần Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện
-
Tại sao chúng ta nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời?
-
Chúng ta phải làm gì để được Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện?
-
Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện bằng cách nào?
1, 2. Tại sao chúng ta nên xem cầu nguyện là một đặc ân lớn, và tại sao chúng ta cần biết Kinh Thánh dạy gì về điều này?
SO VỚI vũ trụ bao la, trái đất thật nhỏ bé. Thật vậy, đối với Đức Giê-hô-va, “Đấng dựng nên trời đất”, các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng. (Thi-thiên 115:15; Ê-sai 40:15) Thế nhưng, Kinh Thánh nói: “Đức Giê-hô-va ở gần mọi người cầu-khẩn Ngài. Tức ở gần mọi người có lòng thành-thực cầu-khẩn Ngài. Ngài làm thỏa nguyện mọi người kính-sợ Ngài; cũng nghe tiếng kêu-cầu của họ, và giải-cứu cho”. (Thi-thiên 145:18, 19) Hãy suy nghĩ điều đó có nghĩa gì! Đấng Tạo Hóa toàn năng ở gần chúng ta và lắng nghe nếu chúng ta “có lòng thành-thực cầu-khẩn Ngài”. Được cầu nguyện với Đức Chúa Trời quả là một đặc ân!
2 Tuy nhiên, nếu muốn được Đức Giê-hô-va nghe lời cầu nguyện, chúng ta phải cầu nguyện theo cách Ngài chấp nhận. Làm sao chúng ta có thể làm điều này nếu không hiểu Kinh Thánh dạy gì về lời cầu nguyện? Điều thiết yếu là biết Kinh Thánh nói gì về đề tài này vì lời cầu nguyện giúp chúng ta gần gũi với Đức Giê-hô-va hơn.
TẠI SAO CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC GIÊ-HÔ-VA?
3. Một lý do quan trọng nào mà chúng ta nên cầu nguyện với Đức Giê-hô-va?
3 Một lý do quan trọng mà chúng ta nên cầu nguyện với Đức Giê-hô-va là vì Ngài muốn chúng ta làm thế. Lời Ngài khuyến khích chúng ta: “Chớ lo-phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu-nguyện, nài-xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu-xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết, sẽ giữ-gìn lòng và ý-tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus-Christ”. (Phi-líp 4:6, 7) Chắc chắn chúng ta không muốn xem nhẹ sự sắp đặt nhân từ này của Đấng Cai Trị Tối Cao của vũ trụ!
4. Đều đặn cầu nguyện với Đức Giê-hô-va củng cố mối quan hệ của chúng ta với Ngài như thế nào?
4 Một lý do khác nữa là đều đặn cầu nguyện với Đức Giê-hô-va giúp chúng ta củng cố mối quan hệ với Ngài. Những người bạn chân thật không đợi đến khi cần một điều gì đó mới nói chuyện với nhau. Nhưng họ rất chú ý đến nhau, và tình bạn sẽ thắm thiết hơn nếu họ thoải mái nói lên cảm nghĩ và mối quan tâm của mình. Trong vài khía cạnh, mối Gia-cơ 4:8.
quan hệ của chúng ta với Giê-hô-va Đức Chúa Trời cũng tương tự như thế. Nhờ sách này, bạn đã học biết nhiều điều Kinh Thánh dạy về Đức Giê-hô-va, cá tính và ý định của Ngài. Bạn được biết Ngài là một Đấng có thật. Qua việc cầu nguyện, bạn có cơ hội nói lên ý nghĩ và cảm xúc sâu kín với Cha trên trời. Khi làm thế, bạn gần gũi với Đức Giê-hô-va hơn.—CHÚNG TA PHẢI HỘI ĐỦ NHỮNG ĐIỀU KIỆN NÀO?
5. Điều gì cho thấy Đức Giê-hô-va không nghe mọi lời cầu nguyện?
5 Đức Giê-hô-va có nghe mọi lời cầu nguyện không? Hãy xem những gì Ngài nói với dân bội nghịch Y-sơ-ra-ên trong thời nhà tiên tri Ê-sai: “Khi các ngươi cầu-nguyện rườm-rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu”. (Ê-sai 1:15) Vậy một số hành động có thể khiến Đức Chúa Trời không nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Thế thì, muốn được Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện, chúng ta phải hội đủ những điều kiện cơ bản.
6. Điều kiện nào là chủ yếu để Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta, và làm sao chúng ta có thể đáp ứng điều đó?
6 Điều kiện chủ yếu là chúng ta phải thực hành đức tin. (Mác 11:24) Sứ đồ Phao-lô viết: “Không có đức-tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”. (Hê-bơ-rơ 11:6) Có đức tin thật không chỉ là biết Đức Chúa Trời hiện hữu và Ngài nghe và đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng đức tin còn phải được chứng tỏ bằng hành động. Chúng ta phải cho thấy bằng chứng là mình có đức tin qua cách sống hàng ngày.—Gia-cơ 2:26.
7. (a) Tại sao chúng ta nên cung kính khi cầu nguyện với Đức Giê-hô-va? (b) Khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tỏ tính khiêm nhường và chân thật như thế nào?
7 Đức Giê-hô-va cũng đòi hỏi những người cầu nguyện với Ngài phải khiêm nhường và chân thật. Chẳng phải Thi-thiên 138:6) Nói cho cùng, Ngài là “Đức Chúa Trời toàn-năng”. (Sáng-thế Ký 17:1) Khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cung cách chúng ta đến với Ngài phải cho thấy chúng ta khiêm nhường nhận biết địa vị của mình trước mặt Ngài. Sự khiêm nhường như thế cũng khiến chúng ta cầu nguyện với tấm lòng thành thật, tránh những lời lặp đi lặp lại theo thông lệ.—Ma-thi-ơ 6:7, 8.
chúng ta có lý do để khiêm nhường khi cầu xin với Đức Giê-hô-va hay sao? Khi có dịp ra mắt vua hay tổng thống, người ta thường phải cung kính, nhận biết địa vị cao của người cai trị. Vậy thì chúng ta còn phải cung kính hơn biết bao khi đến gần Đức Giê-hô-va! (8. Chúng ta có thể hành động phù hợp với lời cầu nguyện như thế nào?
8 Một điều kiện khác để Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện là chúng ta phải hành động phù hợp với những gì mình cầu xin. Đức Giê-hô-va muốn chúng ta cố gắng hết sức về những gì chúng ta cầu nguyện. Thí dụ, nếu cầu nguyện “xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày”, chúng ta phải gắng sức làm bất cứ việc gì mình có thể tìm được. (Ma-thi-ơ 6:11; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:10) Nếu chúng ta cầu xin sự giúp đỡ để vượt qua nhược điểm của thể xác thì chúng ta phải cẩn thận tránh những tình huống mà mình có thể bị cám dỗ. (Cô-lô-se 3:5) Ngoài những điều kiện cơ bản này, còn có những thắc mắc về cầu nguyện mà chúng ta cần được giải đáp.
GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ CẦU NGUYỆN
9. Chúng ta phải cầu nguyện với ai và qua trung gian ai?
9 Chúng ta nên cầu nguyện với ai? Chúa Giê-su dạy các môn đồ cầu nguyện với ‘Cha ở trên trời’. (Ma-thi-ơ 6:9) Thế thì chúng ta phải cầu nguyện với chỉ một mình Giê-hô-va Đức Chúa Trời mà thôi. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đòi hỏi chúng ta thừa nhận địa vị của Con một Ngài, Chúa Giê-su Christ. Như chúng ta đã học trong Chương 5, Chúa Giê-su được sai xuống trái đất để làm giá chuộc cho chúng ta thoát khỏi tội lỗi và sự chết. (Giăng 3:16; Rô-ma 5:12) Ngài được bổ nhiệm làm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và Đấng Phán Xét. (Giăng 5:22; Hê-bơ-rơ 6:20) Vì vậy, Kinh Thánh bảo chúng ta cầu nguyện qua Chúa Giê-su. Chính ngài đã nói: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”. (Giăng 14:6) Vậy, chúng ta phải cầu nguyện với một mình Đức Giê-hô-va qua trung gian con Ngài thì lời cầu nguyện mới được Ngài nghe.
10. Tại sao chúng ta không cần tư thế đặc biệt khi cầu nguyện?
10 Chúng ta phải có tư thế đặc biệt nào khi cầu nguyện không? Không. Đức Giê-hô-va không đòi hỏi một tư thế đặc biệt nào. Kinh Thánh cho biết nhiều tư thế được chấp nhận khi cầu nguyện như ngồi, cúi đầu, quì gối hay đứng. (1 Sử-ký 17:16; Nê-hê-mi 8:6; Đa-ni-ên 6:10; Mác 11:25) Điều thật sự quan trọng không phải là tư thế đặc biệt nào đó cho người khác xem thấy, mà là thái độ đúng của lòng. Thật thế, trong sinh hoạt hàng ngày hay khi gặp vấn đề khẩn cấp, chúng ta có thể cầu nguyện thầm dù ở nơi nào. Đức Giê-hô-va nghe lời cầu nguyện như thế dù những người chung quanh chúng ta không biết.—Nê-hê-mi 2:1-6.
11. Những mối quan tâm nào là chính đáng để cầu nguyện?
11 Chúng ta có thể cầu nguyện về điều gì? Kinh Thánh giải thích: “Nếu chúng ta theo ý-muốn Ngài mà cầu-xin việc gì, thì Ngài [Đức Giê-hô-va] nghe chúng ta”. (1 Giăng 5:14) Vậy chúng ta có thể cầu nguyện về bất cứ điều gì phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài có muốn chúng ta cầu nguyện về những mối quan tâm riêng không? Tất nhiên có! Cầu nguyện với Đức Giê-hô-va có thể giống như nói chuyện với một người bạn thân. Chúng ta có thể nói một cách cởi mở, “dốc đổ sự lòng mình” cho Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 62:8) Xin được ban cho thánh linh là chính đáng vì thánh linh giúp chúng ta làm điều đúng. (Lu-ca 11:13) Chúng ta cũng có thể xin sự hướng dẫn để quyết định khôn ngoan và xin sức mạnh để đối phó với những khó khăn. (Gia-cơ 1:5) Khi phạm tội, chúng ta nên xin tha thứ dựa trên sự hy sinh của Đấng Christ. (Ê-phê-sô 1:3, 7) Dĩ nhiên chúng ta không chỉ cầu nguyện về những vấn đề cá nhân. Chúng ta nên cầu cho những người khác nữa—người trong gia đình cũng như anh em cùng đạo.—Công-vụ 12:5; Cô-lô-se 4:12.
12. Khi cầu nguyện, chúng ta có thể đặt những điều liên quan đến Cha trên trời lên hàng đầu như thế nào?
12 Chúng ta nên cầu nguyện trước hết về những điều liên quan đến Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Chắc hẳn chúng ta có lý do để chân thành ngợi khen và cảm tạ Ngài về mọi sự nhân từ của Ngài. (1 Sử-ký 29:10-13) Chúa Giê-su cho chúng ta lời cầu nguyện mẫu, được ghi nơi Ma-thi-ơ 6:9-13, nơi đó ngài dạy chúng ta cầu nguyện cho danh Đức Chúa Trời nên thánh. Điều kế tiếp là Nước Đức Chúa Trời được đến, sau đó ý Ngài sẽ được thực hiện ở đất cũng như trời. Chỉ sau khi cầu về những vấn đề quan trọng này liên quan đến Đức Giê-hô-va, Chúa Giê-su mới đề cập tới những quan tâm cá nhân. Tương tự, khi đặt Đức Giê-hô-va lên trước hết trong lời cầu nguyện, chúng ta cho thấy mình không chỉ quan tâm đến lợi riêng.
13. Kinh Thánh nói gì về sự dài ngắn của lời cầu nguyện đẹp ý Đức Chúa Trời?
13 Lời cầu nguyện của chúng ta phải dài bao lâu? Kinh Thánh không nói lời cầu nguyện riêng hay trước công chúng phải kéo dài bao lâu. Lời cầu nguyện có thể ngắn gọn như trước bữa ăn hoặc dài như khi chúng ta tâm sự với Đức Giê-hô-va. (1 Sa-mu-ên 1:12, 15) Tuy nhiên, Chúa Giê-su lên án những người ra vẻ công bình thích cầu nguyện dài dòng, phô trương trước người khác. (Lu-ca 20:46, 47) Những lời cầu nguyện như thế không gây ấn tượng với Đức Giê-hô-va. Điều quan trọng là chúng ta cầu nguyện từ đáy lòng. Vì thế, lời cầu nguyện đẹp ý Đức Chúa Trời có thể dài hay ngắn tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh.
14. Kinh Thánh có ý gì khi khuyến khích chúng ta “cầu-nguyện luôn”, và điều này làm chúng ta yên tâm như thế nào?
Lu-ca 18:1; Rô-ma 12:12; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17) Dĩ nhiên, những lời này không có nghĩa là chúng ta phải cầu nguyện từng giây từng phút, nhưng Kinh Thánh khuyên chúng ta cầu nguyện đều đặn, luôn cảm tạ Đức Giê-hô-va về sự nhân từ của Ngài đối với chúng ta và tìm sự hướng dẫn, an ủi và sức mạnh của Ngài. Chẳng phải chúng ta được yên tâm khi biết rằng Đức Giê-hô-va không quy định phải cầu nguyện bao lâu hoặc bao nhiêu lần hay sao? Nếu thật sự trân trọng đặc ân cầu nguyện, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều cơ hội để cầu nguyện với Cha trên trời.
14 Chúng ta nên cầu nguyện bao nhiêu lần? Kinh Thánh khuyến khích chúng ta “cầu-nguyện luôn”, “bền lòng mà cầu-nguyện” và “cầu-nguyện không thôi”. (15. Tại sao chúng ta nên nói “A-men” ở cuối lời cầu nguyện riêng và trước công chúng?
15 Tại sao chúng ta nên nói “A-men” ở cuối lời cầu nguyện? Chữ “a-men” có nghĩa là “chắc chắn” hay “xin được như ý”. Những trường hợp trong Kinh Thánh cho thấy nói “A-men” ở cuối lời cầu nguyện cá nhân và trước công chúng là điều thích hợp. (1 Sử-ký 16:36; Thi-thiên 41:13) Bằng cách nói “A-men” ở cuối lời cầu nguyện riêng, chúng ta khẳng định rằng những lời của mình là chân thành. Khi nói “A-men”—dù âm thầm hay lớn tiếng—sau khi nghe người khác cầu nguyện, chúng ta cho thấy mình đồng ý với những cảm nghĩ được thốt ra.—1 Cô-rinh-tô 14:16.
CÁCH ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÁP LỜI CẦU NGUYỆN
16. Chúng ta có thể tin tưởng điều gì về sự cầu nguyện?
16 Đức Giê-hô-va có thật sự đáp lời cầu nguyện không? Tất nhiên có! Chúng ta có cơ sở vững chắc để tin tưởng “Đấng nghe lời cầu-nguyện” đáp lại những lời cầu xin chân thành của hàng triệu người. (Thi-thiên 65:2) Đức Giê-hô-va đáp lời cầu nguyện của chúng ta qua nhiều cách khác nhau.
17. Tại sao có thể nói rằng Đức Chúa Trời dùng thiên sứ và tôi tớ trên đất của Ngài để đáp lời cầu nguyện của chúng ta?
Hê-bơ-rơ 1:13, 14) Có nhiều kinh nghiệm của những người cầu xin Đức Chúa Trời giúp để hiểu Kinh Thánh, và chẳng bao lâu sau được một tôi tớ của Đức Giê-hô-va đến giúp. Những kinh nghiệm như thế cho thấy các thiên sứ hướng dẫn công việc rao giảng về Nước Trời. (Khải-huyền 14:6) Để đáp lại những lời cầu nguyện dâng lên vào lúc chúng ta hết sức cần sự trợ giúp, Đức Giê-hô-va có thể khiến một tín đồ Đấng Christ đến với chúng ta.—Châm-ngôn 12:25; Gia-cơ 2:16.
17 Đức Giê-hô-va dùng thiên sứ và tôi tớ trên đất của Ngài để đáp lời cầu nguyện. (18. Đức Giê-hô-va dùng thánh linh và Lời Ngài để đáp lời cầu nguyện của các tôi tớ Ngài như thế nào?
18 Giê-hô-va Đức Chúa Trời cũng dùng thánh linh và Lời Ngài tức Kinh Thánh để đáp lời cầu nguyện của các tôi tớ Ngài. Ngài có thể đáp lời cầu xin được giúp đỡ để đối phó với thử thách bằng cách dùng thánh linh để hướng dẫn và giúp sức chúng ta. (2 Cô-rinh-tô 4:7) Sự hướng dẫn mà chúng ta cầu xin thường đến từ Kinh Thánh, là công cụ Đức Giê-hô-va dùng để giúp chúng ta quyết định khôn ngoan. Chúng ta có thể tìm thấy những câu Kinh Thánh hữu ích qua cuộc học hỏi cá nhân và khi đọc những ấn phẩm đạo Đấng Christ, chẳng hạn như sách này. Những điểm chúng ta cần xem xét trong Kinh Thánh có thể được nêu ra qua buổi họp hoặc qua lời của một trưởng lão có lòng quan tâm.—Ga-la-ti 6:1.
19. Chúng ta nên nhớ điều gì nếu lời cầu nguyện dường như không được đáp lại?
19 Nếu Đức Giê-hô-va có vẻ chậm đáp lời cầu nguyện của chúng ta, chắc chắn không phải là vì Ngài thiếu khả năng đáp lại. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng Đức Giê-hô-va đáp lời cầu nguyện theo ý muốn và thời điểm của Ngài. Ngài biết chúng ta cần gì và biết cách thỏa mãn các nhu cầu ấy tốt hơn chúng ta nhiều. Thường thì Ngài để chúng ta tiếp Lu-ca 11:5-10) Sự bền lòng này cho Đức Chúa Trời thấy rằng chúng ta có ước muốn sâu xa và đức tin thật. Ngoài ra, có khi chúng ta không nhận thấy rõ cách Đức Giê-hô-va đáp lời cầu nguyện của mình. Thí dụ, Ngài có thể đáp lời cầu nguyện của chúng ta về một thử thách nào đó, không phải bằng cách dẹp bỏ vấn đề khó khăn nhưng bằng cách cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng.—Phi-líp 4:13.
tục ‘xin, tìm, gõ cửa’. (20. Tại sao chúng ta nên tận dụng đặc ân quý giá về cầu nguyện?
20 Chúng ta thật biết ơn là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ bao la này ở gần tất cả những ai cầu nguyện với Ngài đúng cách! (Thi-thiên 145:18) Mong rằng chúng ta tận dụng đặc ân cầu nguyện quý giá này. Nếu làm thế, chúng ta sẽ có triển vọng vui mừng là ngày càng gần gũi hơn với Đức Giê-hô-va, Đấng nghe lời cầu nguyện.